Tốc độ đô thị hóa của TP HCM tiếp diễn tăng dần, kinh tế phát triển mọi mặt, hội nhập và đầu tư quốc tế rộng khắp, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, nên ngày càng thu hút người từ khắp nơi (cả trong và ngoài nước) về đây sinh sống, học tập và làm việc. Hệ quả là tình trạng quá tải, thiếu chỗ ở cũng theo đó mà ngày một trầm trọng, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới giao thông, an sinh xã hội.
Trong khi đó, quỹ đất ở các huyện thuộc thành phố, tỉnh giáp ranh TP HCM như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc của Long An và các huyện khác của Bình Dương, Đồng Nai... vẫn còn rất nhiều. Giá đất chuyển nhượng và cho thuê phòng trọ tại các khu vực này còn rẻ, phù hợp với người lao động thu nhập thấp.
Câu hỏi đặt ra là tại sao người lao động không về các khu vực lân cận này để sinh sống mà cứ cố lao vào trong trung tâm Sài Gòn đắt đỏ, chật chội? Tôi cho rằng, vấn đề là do công việc mưu sinh của nhiều người hầu như đều tập trung ở trong trung tâm như quận 1, quận 3. Thế nên, dù biết khó khăn, nhưng người ta vẫn buộc phải chọn nơi ở gần chỗ làm việc cho thuận tiện đi lại.
Điều đó dẫn đến nguồn cung nhà ở tại nội thành không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân, dẫn tới giá nhà đất và cho thuê cứ thế tăng cao, còn hạ tầng giao thông cũng ngày càng quá tải. Vậy cần làm gì để người dân tự nguyện dịch chuyển ra ngoại ô thành phố để mua hoặc thuê nhà, sớm an cư lạc nghiệp tại đó hoặc đi lại thuận tiện mỗi ngày mà vẫn duy trì được công việc?
>> 'Lao động nghèo thuê trọ nhà tôi sẽ khó sống vì quy định 5 m2 mỗi người'
Theo tôi, chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ:
Thứ nhất, đầu tư xây dựng một số tuyến đường liên kết vùng thành phố và tỉnh lân cận; mở rộng các cửa ngõ hiện hữu ra vào thành phố. Thực tế, Các dự án này đã, đang và sẽ được triển khai như Quốc lộ 1 đoạn từ Tân Kiên (huyện Bình Chánh) đến giáp ranh Long An, Võ Văn Kiệt nối dài đến Đức Hòa, tỉnh lộ 10 nối Bình Chánh với Đức Hòa, Quốc lộ 50 mở rộng đoạn Bình Chánh, Quốc lộ 13 từ Bình Triệu đến giáp Bình Dương... Trên các đường mới hoặc mở rộng nêu trên, nên bổ sung các cầu vượt qua các giao lộ, khu dân cư đông đúc... giúp xe cộ lưu thông xuyên suốt, nhanh lẹ, thuận tiện thì rất tốt.
Thứ hai, ngoại ô thành phố và tỉnh giáp ranh phải có chính sách hỗ trợ người dân được chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư dễ dàng với chi phí vừa phải; thủ tục xin phép xây dựng nhà ở, kinh doanh nhà trọ phải thông thoáng; giảm phần nào thuế, phí; ngân hàng có hỗ trợ người dân vay với lãi suất ưu đãi phù hợp...
Một khi giao thông kết nối nội ngoại thành và vùng ven được ưu việt, giúp việc đi lại giữa hai nơi bằng phương tiện cá nhân lẫn công cộng được dễ dàng, nhanh chóng, cùng với lợi thế, ưu điểm của ngoại thành đất rộng, rẻ, người thưa, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ an cư lạc nghiệp.. thì tôi tin vấn đề chỗ ở cho người lao động (thuê hoặc sở hữu nhà đất) sẽ được giải quyết êm đẹp.
Đó là chưa kể, không ít doanh nghiệp cũng sẽ dịch chuyển hoạt động, dời văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất khỏi trung tâm thành phố, góp phần tích cực vào việc giãn dân ra ngoại thành và vùng ven.
Chuyển nhà ra vùng ven TP HCM tưởng lời lại thành lỗ 'Mua đất vùng ven Hà Nội, chờ lên giá hết nửa đời người' 'Chuyển nhà ra vùng ven Sài Gòn để tiết kiệm 80 % thu nhập' 'Có nhà vùng ven nhưng tôi chọn ở thuê trong trung tâm TP HCM' 'Kiệt sức sau một tháng chuyển nhà ra vùng ven Sài Gòn' Bỏ chạy vào trung tâm TP HCM sau vài năm thuê nhà vùng ven Chuyển nhà ra vùng ven TP HCM tưởng lời lại thành lỗ 'Mua đất vùng ven Hà Nội, chờ lên giá hết nửa đời người' 'Chuyển nhà ra vùng ven Sài Gòn để tiết kiệm 80 % thu nhập' 'Có nhà vùng ven nhưng tôi chọn ở thuê trong trung tâm TP HCM' 'Kiệt sức sau một tháng chuyển nhà ra vùng ven Sài Gòn' Bỏ chạy vào trung tâm TP HCM sau vài năm thuê nhà vùng ven