"Nuôi con khôn lớn khỏe mạnh, học hành tử tế, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đã là một nguồn thừa kế to lớn rồi. Có thể tạo ra của cải vật chất hay không, nhiều hay ít là do tự thân mỗi đứa con phải vận động thôi. Nói thẳng ra, đó là do phước báu hay tội nghiệp của mọi người.
Nhiều người sinh ra 'ngậm thìa vàng' mà không biết giữ thì cái nghèo cũng đến trong chớp mắt. Ngược lại, người có bản lĩnh thì có thể tự tạo ra của cải, vật chất, thậm chí còn nhiều hơn bố mẹ là khác, chẳng cần trông chờ vào tài sản thừa kế.
Thực tế, người được nhận thừa kế mà có trách nhiệm sẽ thấy rất vất vả vì phải bảo tồn tài sản mà đời trước để lại. Nếu không thể làm được, họ sẽ bị cho là kẻ phá hoại. Nếu không phát triển thêm được, họ sẽ bị cho là kẻ ăn bám, vô dụng, không làm nên tích sự gì. Chưa kể, nếu họ không thích nhận thừa kế, đó sẽ còn là đại họa cả đời.
Nhiều người cứ nói rằng 'cuộc sống ngày nay khó khăn hơn thời trước', 'bây giờ làm việc cật lực cũng không thể mua nhà từ hai bàn tay trắng'... Cá nhân tôi cho rằng, thời nào cũng có những khó khăn riêng. Giá nhà ngày nay cao thì lương bổng cũng cao hơn trước. Ai không mua nổi chẳng qua vì chưa biết cách kiếm tiền mà thôi. Ngoài kia, có khối người làm ăn chân chính và vẫn sống được với lương bổng mà họ tự kiếm được đấy thôi. Và có nhiều trường hợp còn nuôi lại cha mẹ nữa là khác.
>> Nhà tôi ba đời chia đều thừa kế
Tôi tâm niệm rằng, người tự trọng sẽ không trông chờ vào tài sản thừa kế - cái không phải của mình làm ra. Và khi không phải của mình thì không có gì phải lăn tăn khi nó thuộc về bất cứ ai. Nhưng một điều phải ghi nhớ, đó là người khác có thể không tử tế với mình, nhưng ta vẫn nên sống tử tế với mọi người. Giàu có hơn nhau là ở chỗ đấy.
Thật khó hiểu khi thời đại này mà vẫn còn nhiều người phân biệt giới tính trong chuyện chia thừa kế, trọng nam khinh nữ với lý do con trai lo thờ cúng sau này. Con gái mình còn không thương yêu công bằng lại đi kỳ vọng gia đình chồng sẽ cho nó tài sản. Đó là một kỳ vọng hão huyền vào điều mà mình không tự quyết được.
Thờ cúng tổ tiên là việc mà mỗi người nên làm, không phân biệt nam hay nữ, vì đó là lòng biết ơn của người còn sống. Có ai dám khẳng định rằng tổ tiên sẽ hưởng được vật phẩm con cháu dâng cúng không hay chỉ hưởng lòng thành là chính và con cháu là người thụ lộc? Thế nên, cứ sống tử tế lúc còn sống là được rồi, chết rồi là hết, lo lắng làm gì việc con cháu cúng kiếng mình hay không?
Tôi luôn nghĩ rằng, người con có trách nhiệm và được dạy bảo tử tế sẽ không bao giờ nhòm ngó vào tài sản của cha mẹ. Vậy nên, việc của cha mẹ là cứ yêu thương con cái công bằng. Với những người con, có được thừa kế thì mừng, còn nếu không có cũng chẳng phải buồn tủi vì đó vốn đâu phải là thứ của mình ngay từ đầu. Tự tay tích lũy được mới hiểu hết giá trị của tài sản để có ý thức giữ gìn và phát triển. Được cho đi mới thấy mình giàu có, và niềm vui sẽ nhân đôi khi thứ đó được người khác đón nhận".
Đó là quan điểm của độc giả Eurthho về chuyện phân chia tài sản thừa kế? Thời gian qua, nhiều tranh luận nổ ra xung quanh câu hỏi: chia thừa kế cho con cái thế nào mới hợp lý và công bằng? Có người nhất quyết chia thừa kế cho con trai nhiều hơn con gái, trong khi số khác lại ủng hộ chia thừa kế cho con trai như con gái. Còn bạn nghĩ sao về vấn đề nhạy cảm này?
Còn bạn sẽ chia thừa kế như thế nào? Bình chọn và chia sẻ quan điểm tại đây.
Gia đình tôi yên ổn khi cha mẹ chia đều thừa kế Mẹ bắt tôi ở cùng chăm sóc nhưng găm tài sản thừa kế cho đứa ở xa 'Tôi như bát nước đổ đi khi cha mẹ cho con trai thừa kế hết tài sản' Cô tôi giành đất thừa kế đến cùng từ mẹ và các em trai Tám anh em tôi tự chia thừa kế vì cha mẹ không lập di chúc Em trai trở mặt từ ngày được thừa kế toàn bộ nhà, đất Gia đình tôi yên ổn khi cha mẹ chia đều thừa kế Mẹ bắt tôi ở cùng chăm sóc nhưng găm tài sản thừa kế cho đứa ở xa 'Tôi như bát nước đổ đi khi cha mẹ cho con trai thừa kế hết tài sản' Cô tôi giành đất thừa kế đến cùng từ mẹ và các em trai Tám anh em tôi tự chia thừa kế vì cha mẹ không lập di chúc Em trai trở mặt từ ngày được thừa kế toàn bộ nhà, đất